[An Giang] Cù Lao Giêng nhân kiệt đất cù lao

Khamphadisan.com.vn – Nằm giữa dòng sông Tiền, thuộc 3 xã Tấn Mỹ – Mỹ Hiệp – Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cù lao Giêng từng là nơi ghi lại dấu son lịch sử của phong trào cách mạng từ những năm 1930. Ngoài cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, nơi đây còn có những công trình kiến trúc kiểu Pháp tuyệt đẹp.

cu lao gieng an giang khamphadisan

ảnh: chubo_doi88

Cù lao Giêng trải dài chừng 12km và chiều rộng khoảng 7km. Nơi đây danh này còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Dinh Châu, Cù lao Đầu Nước hay Diên, Riêng, Den, Ven… Người Khmer sinh sống tại đây thường gọi là Koh Teng. Tên gọi “Cù lao Giêng” còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Theo như người dân nơi đây co biết thì tên gọi “cù lao Giêng” xuất phát từ chữ “Giêng” do chữ “Doanh” (hay “Dinh”, nghĩa là nơi đóng quân) đọc trại (lái) ra.

cu lao gieng an giang khamphadisan 1

ảnh: Quang Tran

Trước kia, nơi đây từng là căn cứ địa của Xứ Ủy Nam Kỳ, nơi phát đã đi những tín hiệu và mệnh lệnh đấu tranh giành quyền sống cho nhân dân từ thời thực dân Pháp đô hộ nước ta. Và cũng chính nơi này đã sản sinh ra không ít những người con anh hùng xuyên suốt bao thế hệ. Ngày nay, cù lao Giêng là một điểm đến quen thuộc của du khách thập phương xa khi đến du lịch An Giang.

cu lao gieng an giang khamphadisan 2

ảnh: tuyen_ricci

Trên địa bàn cù lao Giêng hiện có khá nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo để bạn tham quan. Nổi bật nhất trong đó là những kiến trúc tôn giáo đặc trưng trong thời kỳ Pháp thuộc. Đến với cù lao Giêng bạn không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm nhà thờ Cù lao Giêng. Nhà thờ này được xây cất từ năm 1877. Theo người dân bản địa, nhà thờ Cù lao Giêng là ngôi thánh đường đầu tiên tại xứ Nam Kỳ, đây là cầu nối giữa các cha truyền đạo bên Cao Miên (Campuchia) và Việt Nam.

cu lao gieng an giang khamphadisan 3

ảnh: sưu tầm

Ngôi thánh đường này có kiến trúc kiểu Pháp với tháp chuông cao vút, những trụ được cột thiết kế liên hoàn kết hợp cùng các ô thông gió và tháp nhỏ tạo thành một công trình nguy nga, hoành tráng. Cách đó không xa nhà thờ Cù lao Giêng là Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự), đây một di tích lịch sử cách mạng được nhà nước công nhận di tích quốc gia, bên trong chùa còn có thờ những bài vị của các anh hùng liệt sĩ cách mạng đã hi sinh ngày xưa.

cu lao gieng an giang khamphadisan 4

ảnh: sưu tầm

Một điểm tham quan mà bạn không nên bỏ qua khi đến với cù lao Giêng là Thành Hoa Tự, đây một ngôi chùa với lối kiến trúc sinh động, trên tường có chạm nổi những hoa văn đặc sắc. Thành Hoa Tự do Hòa thượng Tịnh Nghiêm cho xây dựng năm 1953. Được biết, ban đâu hòa thượng Tịnh Nghiêm tu theo phật giáo sau này đã bày ra một hình thức khổ luyện mới là “nằm”. Trong 9 năm liền khổ luyện ông đã nằm quay mặt vào vách đá theo tư thế của Đức Phật Thích Ca được gọi là “cửu niên diện bích”.

cu lao gieng an giang khamphadisan 5

ảnh: sưu tầm

Cũng vì thế mà ngôi chùa còn có tên gọi là chùa Đạo Nằm. Sau khi ghé thăm chùa Đạo Nằm, bạn có thể tìm đến chùa Phước Minh (tức chùa Bà Vú) để chiêm bái vãn cảnh. Chùa Bà Vú nổi bật giữa một vùng quê yên bình, tĩnh lặng. Chùa có ngọn tháp chín tầng và cổng tam quan nằm theo con đường nhỏ tạo ra nét kiến trúc độc đáo.

cu lao gieng an giang khamphadisan 6 e1506649716100

Ngay trước nhà lồng chợ Phủ Thờ xã Bình Phước Xuân trên cù lao Giêng có di tích lăng mộ “Ba quan Thượng đẳng” – ba anh em người cù lao Giêng đã theo phò Nguyễn Ánh và lập nhiều chiến công. Phủ thờ hay còn gọi là Dinh Ba quan Thượng đẳng được trùng tu, xây dựng theo kiến trúc cổ vào năm 1909. Vào phủ, bạn sẽ được ngắm nhìn các công trình chạm, lộng gỗ tinh xảo và các vật dụng trưng bày như khánh, biển, một số đầu tứ linh bằng gốm sứ,…

Với cảnh quan thiên nhiên  hữu tình cùng với những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử Việt Nam, đã thu hút không ít du khách về tham quan. Đến với cù lao Giêng du khách sẽ có nhiều trải nghiệm mới lạ khi được ngắm cảnh, chiêm bái, vui chơi… Đồng thời, du khách còn có thêm những hiểu biết nhất định về vùng đất An Giang.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94



Comments